Bài này dành cho các bạn mới tập chơi lướt sóng (Surfing) nha. Còn bạn nào biết chơi ngon rồi thì thôi, đừng đọc 😀 .
Trong bài viết này tôi sẽ nói sơ qua về các lưu ý quan trọng khi bạn mới tập chơi Lướt Sóng (Surfing). Bạn có thể tham khảo nếu tự học chơi 1 mình. Tuy nhiên để chắc ăn 😀 tôi khuyên nên đi tìm thầy học một khóa nhé, rồi sau đó tập chơi một mình cũng được.
Vì vậy các bạn có thể đọc sơ qua bài viết này trước khi đi học, hoặc sau khi học về quên chổ nào thì cứ lên đây đọc lại.
Bạn học chỗ nào tôi không biết chứ nếu học tôi thì tôi cũng hướng dẫn giống như trông bài viết này thôi 😀 . Chỉ khác là các bạn nhìn thấy người thật việc thật với có những thứ chỉ trong thực tế mới hình dung và hiểu được, còn trên sách vở thì thua haha… 😀
Rồi, trước khi vào chủ đề chính bạn cũng nên check qua về khóa học surfing của tôi ở link này nha. Thêm cái nữa đó là để xem những hoạt động mới nhất về lướt sóng và lướt ván diều ở chỗ tôi thì bạn cũng có thể check tại Instagram và Fan Page của tôi luôn nhé )) . Thanks You All!
Còn bây giờ thì vào chủ đề chính nào 😀 !
Nói sơ qua về các loại surfboards (Ván Lướt Sóng)
Có rất nhiều loại ván khác nhau dành cho lướt sóng. Tuy nhiên có 2 loại phổ biến đó là longboard (ván dài) và shortboard (ván ngắn).
Longboard phù hợp cho người mới bắt đầu học chơi và shortboard phù hợp cho người chơi trung bình và nâng cao. Why?
Vì ván càng lớn, càng dài thì càng dễ nổi và dễ giữ thăng bằng.
Vì vậy nếu các bạn là người mới học chơi thì nên chọn longboard điều này giúp bạn dễ học hơn và nhanh biết chơi hơn. Thực tế thì khi tôi hướng dẫn thì tôi cũng sẽ hướng dẫn bằng longboard trước tiên.
Tip: Sóng càng lớn chơi board càng nhỏ và sóng càng nhỏ chơi board càng lớn.
An toàn khi chơi surfing
Môn này cũng cần phải tuân thủ một vài thủ thuật an toàn khi chơi. Đừng lo, nói vậy thôi chứ môn này cũng không có gì nguy hiểm đâu.
- Luôn đeo dây safety leash của ván vào chân trụ của mình, chân trụ là chân phía sau khi bạn đứng lên ván (ở đây tôi sẽ mặc định là chân phải).
- khi đẩy cái board ra ngoài nước luôn giữ cái board thẳng và vuông góc với sóng đừng để ván nằm ngang, như vậy sẽ bị sóng đánh. Không hình dung được thì khi học sẽ biết luôn nha.
- Khi té khỏi ván thì luôn luôn té hay nhảy về phía 2 bên hoặc phía sau của board nha, đừng nhảy về phía trước mũi của board.
- Đồng thời khi bị té khỏi board thì nên nằm dưới nước 1 chút trước khi quay lại lấy board. Bởi vì khi té thì sẽ có rất nhiều sóng ở phía sau đang tới nếu ngoi lên liền sẽ bị sóng đánh bầm dập và bị ván va vào đầu.
Tip: Đừng lướt quá gần bờ vì như vậy sẽ bị gãy fin
Vị trí của cơ thể khi nằm trên board
Cái này nếu nằm tào lao thì sẽ làm ván chòng chành bơi không được luôn nha. Nên nằm ngay trung tâm của cái ván, đừng quá nhiều về phía trước như vậy sẽ làm cho mũi cái board bị chìm, không bơi được. cũng đừng nằm quá nhiều về phía sau, như vậy sẽ làm cho cái mũi của cái board nâng lên cao và sẽ làm mình chậm khi bơi. 2 bàn chân của mình luôn chụm vào nhau.
Cách bơi khi trên ván
Đầu tiên nâng cái ngực của mình lên, sau đó bơi giống kiểu bơi sải. Thọc sâu cái nào ra cái đó. 2 cánh tay phải để sát cái ván.
Không di chuyển đầu cũng như phần thân trên, hãy cố định khi bơi, 2 bàn chân chụm vào nhau.
Khi học bạn sẽ hình dung được.
Cách đứng trên ván
Sau khi bơi ngon lành rồi thì bây giờ tới phần đứng lên ván. Khi bạn thấy cái ván di chuyển thì chuẩn bị đứng lên.
Gồm 5 bước:
- 1. Chống đẩy nâng phần thân trên lên, 2 bàn tay phải phẳng trên ván, đừng quá xa về phía trước cũng đừng quá xa về phía sau. 2 bàn tay phải ở phía dưới vai và gần ngực.
- 2. Di chuyển gối phải về phía trước nhưng đừng quá xa, sao cho gối phải vuông góc với board là tuyệt dời.
- 3. Nâng các ngón tay của bạn lên, lúc này 2 bàn tay của bạn sẽ tiếp xúc với ván bằng các đầu ngón tay. (Khi học bạn sẽ biết được nó như nào). Làm bước này để khi tới bước 4 sẽ dễ dàng hơn.
- 4. Nâng chân trái lên và bước về phía trước. Bàn chân trái phải gần ở giữa 2 bàn tay. Đừng quá xa về phía trước cũng đứng quá xa về phía sau.
- 5. Đứng lên với tư thế: mắt nhìn về phía trước, đừng nhìn xuống dưới. vai hướng về mũi của cái board. 2 tay như giữ thăng bằng. 2 chân hơi cong và 2 bàn chân phải phẳng trên board và vuông góc với cái đường giữa của cái ván.
Nói chung khi vào học thực tế thì các bạn sẽ hình dung được.
Tip: Làm 5 bước này với tốc độ trung bình cũng được, không cần vội tuy nhiên nếu nhanh mà chuẩn thì càng tốt. Khi bạn quen rồi thì không cần làm 5 bước này nữa, vào lúc đó chỉ cần nhảy lên 1 phát là xong.
Cách bắt sóng
Phần này viết lên đây thì khó hình dung, các bạn nên học 1 khóa thì sẽ tốt hơn. ở phần này tôi chỉ nói thế này: Lúc mới học bạn sẽ không tự bắt sóng được ngay đâu, nên nếu bạn đang trong giai đoạn học với người hướng dẫn thì người hướng dẫn sẽ giúp bạn đẩy cái ván tạo trớn cho bạn tập đứng lên, khi bạn đứng quen rồi thì lúc này bạn có thể tự tập bắt sóng.
Về cơ bản thì chỉ có vậy thôi, còn một vài điều cần lưu ý nữa nhưng mà mấy cái này cần phải vào thực tế thì các bạn mới hiểu được chứ viết lên đây thì khó hiểu lắm. Vậy hẹn các bạn vào một ngày đẹp trời và gần nhất nha. Thanks 😀
Leave a Reply